PHÙ YÊN: ĐIỂM ĐẾN KHI TỚI SƠN LA

Phù Yên là huyện miền núi, nằm ở phía đông bắc của tỉnh Sơn La. Độ cao các các xã vùng thấp là 175 m, các xã vùng dọc sông Đà là 250-300 m, các xã vùng cao là 800-1.000 m so với mực nước biển. Tọa độ địa lý điểm trung tâm 21°13’33’’ độ vĩ bắc 104°41’51” độ kinh đông. Phía đông giáp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp huyện Bắc Yên, phía nam giáp huyện Mộc Châu, phía bắc giáp huyện Trạm Tấu và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Huyện Phù Yên có quốc lộ 13A từ Yên Bái, qua đèo Lũng Lô vào Phù Yên, quốc lộ 37 lên Bắc Yên đối với quốc lộ 6 ở Cò Nòi; quốc lộ 43 từ Gia Phù – Vạn Yên nối với quốc lộ 6 tại Km 64 Mộc Châu; quốc lộ 32B từ Mường Cơi đi Thu Cúc (Tân Sơn – Phú Thọ). Huyện đã mở được đường ô tô đến trung tâm tất cả các xã trong huyện.

HỒ SUỐI CHIẾU

Hồ Suối Chiếu, bản Chiếu, thuộc xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, với diện tích mặt hồ 51 ha, có dung tích 4.130.000m3 nước. Hồ thuỷ lợi Suối Chiếu có tác dụng tưới nước cho cánh đồng lúa của các xã bên dưới lưu vực và đặc biệt là cánh đồng Mường Tấc, một trong bốn cánh đồng nổi tiếng của du lịch Tây Bắc.

Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu thì hồ thủy lợi suối Chiếu còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái vãn cảnh bằng thuyền trên lòng hồ, phát triển nghề nuôi cá lồng tại địa phương. Cùng với đó, trên địa bàn còn có nguồn suối khoáng nóng tự nhiên, là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển dịch vụ tắm khoáng nóng, gắn với dịch vụ ăn uống..

ĐỀN THỜ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Khu di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt có diện tích trên 300 ha. Đây là địa điểm dừng chân, đóng quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đoàn quân giải phóng trong đợt hành quân từ huyện Nghĩa Lộ (Yên Bái) sang tỉnh Điện Biên để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ghi dấu mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc ta.

Để tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người dân đã đặt nơi đây là “Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định công nhận khu rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Khu di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La đã thống nhất chủ trương giao huyện Phù Yên xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt.

RỪNG THÔNG NOONG CỐP

Rừng thông Noong Cốp, thuộc địa bàn xã Quang Huy (Phù Yên) có diện tích trên 1.200 ha, nằm ở độ cao 1.023 mét so với mặt nước biển, nhiệt độ quanh năm dao động từ 20 – 23oC; với hàng vạn cây thông trên 35 năm tuổi, hệ thống đường giao thông thuận tiện; vì vậy, từ nhiều năm nay, rừng thông Noong Cốp đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

ĐÌNH CHU

Đình Chu nằm ở bản Chiềng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên. Đình được xây dựng vào tháng 8-1921, hoàn thành vào tháng 8-1922 dưới thời Tri châu Cầm Văn Khang.

Đình được xây dựng trên địa hình bằng phẳng, không gian thoáng mát, bên cạnh ao Noong Bua ở trung tâm xã Quang Huy. Đình được xây dựng theo hình chữ “Đinh”. Mặt đình nhìn về hướng tây, phía trước mặt đình có thể bao quát được cả dòng suối Tấc và cánh đồng Mường Tấc rộng lớn, phía sau gối lưng vào ngọn núi Hồng tạo nổi ở trung tâm xã Quang Huy. Đình được xây dựng theo hình chữ “Định”. Mặt đình nhìn về hướng tây, phía trước mặt đình có thể bao quát được cả dòng suối Tấc và cánh đồng Mường Tấc rộng lớn, phía sau gối lưng vào ngọn núi Hồng tạo nên thế vững chãi. Kiến trúc đình theo kiểu vì kèo, nền lát gạch với những hàng cột lim to khỏe, có đường kính 80-90cm. Bờ tường cao 3,5-4,0m, dày 40-50cm, xây bằng gạch chỉ, mái lợp ngói vảy hình đĩa. Không gian chính của đình được chia làm 4 phần: tòa đại đình, hậu cung, sân đình và khuôn viên xung quanh.

LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ

Lòng hồ sông Đà thuộc huyện Quỳnh Nhai có vùng hồ rộng trên 10.500 ha, được ví như “Vịnh Hạ Long” thu nhỏ của vùng Tây Bắc. Nơi đây hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên. Cảnh sắc của núi non hùng vĩ, các điểm du lịch tâm linh gắn liền với các truyền thuyết văn hóa và các lễ hội truyền thống tạo nên những nét hấp dẫn của du lịch Quỳnh Nhai với du khách gần xa.

Đến với Quỳnh Nhai điểm đầu tiên trong hành trình du lịch trải nghiệm lòng hồ sông Đà của du khách là cầu Pá Uôn thuộc địa phận xã Chiềng Ơn. Cầu Pá Uôn được xây dựng từ năm 2010 nằm trên quốc lộ 279 bắc qua sông Đà thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, cách thành phố Sơn La khoảng 70km, nay là huyết mạch giao thông vùng Tây Bắc nối Sơn La với các tỉnh Lai Châu, Điện Biên… Cầu có chiều dài 900m, rộng 9m với hai làn xe, sở hữu 11 trụ, trong đó trụ chính cao nhất lên tới 98,6m, cây cầu được xác lập kỉ lục Guiness Việt Nam có trụ cầu cao nhất Đông Nam Á. Nhìn từ xa, cây cầu giống như dải lụa vắt ngang dòng nước xanh biếc mênh mông. Hằng năm, tại đây diễn ra Lễ hội đua thuyền, Lễ hội gội đầu của các cô gái Thái Quỳnh Nhai.

PU NHI FARM

Pu Nhi Farm hiện nay thuộc bản Pu Nhi, xã Phiêng Ban, thị trấn Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Chốn dừng chân này được xây dựng ngay trên đỉnh đồi Pu Nhi. Trước đây, ngọn đồi này chỉ là bãi chăn thả gia súc của người dân trong bản và cũng là nơi tụ tập vui chơi, ném pa pao, đánh tu lu, nơi hò hẹn của các đôi trai gái trong bản mỗi độ xuân về. Vài năm gần đây, đồi Pu Nhi được mọi người biết đến với cảnh đẹp hoang sơ, không gian rộng lớn, khoáng đạt và cực kỳ trong lành, và trở thành địa điểm phù hợp để các bạn trẻ cắm trại dã ngoại.

Chính vì là điểm du lịch mới nên ngọn đồi này khá khó tìm và cũng chưa xuất hiện trên google map nên các bạn hãy hỏi đường người dân nhé. Để các bạn dễ hình dung, đồi Pu Nhi cách thị trấn Bắc Yên khoảng 5km theo hướng Bắc Yên – Hà Nội nhé. Thêm một lưu ý nữa là đường đi lên cũng khá là khó khăn với một con dốc cao và chiều rộng đường cũng khá nhỏ, không thua kém đường lên Tà Xùa đâu nên các bạn cẩn thận một chút xíu nhen.